Hội thảo khoa học Quốc gia "Kỹ năng trong đào tạo cử nhân Luật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động”

Ngày 15/01/2021 Trường Đại học Luật, Đại học Huế phối hợp với công ty Luật FDVN và công ty Luật Công Khánh tổ chức Hội thảo Quốc gia với chủ đề: "Kỹ năng trong đào tạo cử nhân Luật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động”.

Tham dự Hội thảo, về phía đơn vị phối hợp tổ chức có ThS.LS. Lê Cao, Giám đốc công ty Luật FDVN; ThS.LS.Võ Công Hạnh, Giám đốc công ty Luật Công Khánh. Đại diện lãnh đạo các cơ quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có Ông Nguyễn Văn Bường, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Ông Hoàng Quang Bình, Phó Chánh án Toàn án nhân dân thành phố Huế. Đại diện lãnh đạo các cơ sở đào tạo Luật trong cả nước có PGS.TS. Trần Văn Nam, Khoa Luật - ĐH Kinh tê Quốc dân; PGS.TS.Doãn Hồng Nhung, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội; ThS. Hà Thị Út, Trường ĐH Luật Hà Nội; TS. Trần Thị Sáu, Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế -ĐH Đà Nẵng và cùng toàn thể các thành viên của các đoàn công tác. Về phía Trường Đại học Luật có PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu; Trưởng, phó các đơn vị và toàn thể giảng viên, sinh viên Nhà trường.

* PGS.TS. Đoàn Đức Lương, PGS.TS. Trần Văn Nam và LS. Lê Cao, Chủ trì Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đoàn Đức Lương đã nhấn mạnh: Để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF) sẽ được triển khai theo Quyết định số 436/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2020-2025. Khung trình độ quốc gia Việt Nam cho giáo dục đại học là những chuẩn mực tối thiểu, là bộ tiêu chí với khối lượng, chuẩn đầu ra, yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ,.. tiếp cận theo chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới; phù hợp yêu cầu từng lĩnh vực ngành nghề đó, nhằm quản lý chất lượng nguồn nhân lực,..

Hội thảo có 41 bài viết và có 11 bài tham luận đã được báo cáo tại Hội thảo, tập trung vào 2 nhóm vấn đề: Thứ nhất, nhóm các bài viết về kỹ năng nghề nghiệp trong đào tạo Luật. Các bài viết kỹ năng nghề nghiệp trong đào tạo Luật gồm: Một là, các bài viết về kỹ năng chung tiếp cận theo Thông tư 07/2015/BGD-ĐT và các văn bản liên quan đặt trong mối tương quan giữa kỹ năng trong chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo (CTĐT) và các học phần; các kỹ năng nghề nghiệp trong đào tạo Luật – Nhu cầu và các giải pháp triển khai thực hiện; đặc thù của chương trình đào tạo Luật “ứng dụng” thí điểm hiện nay ở Việt Nam,…Các báo cáo đã chỉ ra những vấn đề chung về kỹ năng trong đào tạo Luật ở Việt Nam. Hai là, các bài viết về kỹ năng cụ thể trong các học phần của CTĐT Chủ đề này được các tác giả quan tâm, các kỹ năng tư duy phản biện, lập luận và tranh luận, kỹ năng soạn thảo văn bản, tranh tụng,… Các bài viết đã chỉ ra những kỹ năng trong các học phần để củng cố kiến thức theo mức độ nhận thức (blooms): Các kỹ năng cũng được thực hiện theo các mức độ nhận thực từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Để đạt được các kỹ năng, nhóm các bài viết về phương pháp giảng dạy được đề cập như: phương pháp giảng dạy tình huống, phương pháp đóng vai, phương pháp phiên tòa giả định,…Bên cạnh ưu điểm, một số báo cáo chỉ ra còn có những học phần kỹ năng chưa phù hợp với CĐR của CTĐT; các kỹ năng chưa đa dạng,...Ba là, nghiên cứu kỹ năng dưới góc độ so sánh với một số mới và rút ra bài học kinh nghiệm. Các kinh nghiệm được rút ra có giá trị tham khảo cho các cơ sở đạo tạo luật hiện nay. Bốn là, hoạt động thực tập, thực tế và quá trình thực hành luật hiện nay có phương thức rèn luyện kỹ năng cho ngành học đã được các báo cáo đề cập. Một số hoạt động thực tập nên xây dựng theo lộ trình từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 và khối lượng nhiều hơn, mô hình hoạt động CLE cần tiếp tục đầu tư, triển khai và có hiệu quả.

Hội thảo đã chia sẻ các thông tin thiết thực theo các nội dung: (1) Những kỹ năng cần thiết nào (nghề nghiệp hoặc kỹ năng mèm) thật sự cần thiết mà sau này chuẩn CTĐT cử nhân các ngành thuộc lĩnh vực Luật cần có. Đây sẽ là những kiến thức đóng góp quan trọng sau này vào việc ban hành của CTĐT chung và cho lĩnh vực Luật. (2) Kỹ năng trong CĐR của CTĐT và kỹ năng triển khai trong CĐR các học phần để đạt được mục tiêu của CTĐT. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá chương trình đào tạo theo các tiêu chí đánh giá CTĐT của Việt Nam và của AUN-QA. (3) Phân định mức độ các kỹ năng trong CĐR của học phần, trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, tương tác với mức độ nhận thức của sinh viên. (4) Trong tự chủ đại học Luật hiện nay, nên xây dựng CTĐT đại học theo định hướng vận dụng (tập trung vào kiến thức-kỹ năng) có tiết thực hành theo quy định của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 và Nghị quyết 99 của Chính phủ. (5) Đào tạo kỹ năng trong và kỹ năng bên ngoài (thông qua các doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật) với vai trò thực hiện công việc của nghề luật vừa củng cố kiến thức (biết mình thiếu gì) và rèn luyện kỹ năng được công nhận thành tín chỉ bắt buộc như nghề y,..

Tổng kết hội thảo, Ban chủ trì Hội thảo đã đánh giá các nội dung đã đạt được. Hội thảo đã góp phần trong việc nhằm nâng cao Kỹ năng mềm trong đào tạo Luật hiện nay được các báo cáo đề cập thông qua kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học, kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh) cho sinh viên. Những kỹ năng người được tiếp cận chứa các hoạt động Đoàn Hội, hướng dẫn của Giáo viên cố vấn, trong các học phần Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự,  Luật Dân sự, Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Luật Sở hữu trí tuệ,… trong thời gian tới. Sau khi kết thúc hội thảo, các bài tham luận, các bài viết sẽ được in kỷ yếu làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực này.

* Các hình ảnh ghi lại tại Hội thảo

* ThS.LS. Lê Cao, phát biểu khai mạc

* ThS.LS. Võ Công Hạnh, phát biểu khai mạc

 

* ThS. Hà Thị Út, trình bày tham luận

Các bài khác