Quy chế học vụ đào tạo theo hệ thống tín chỉ

 


QUY ĐỊNH TẠM THỜI

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 266/QĐ-KL-ĐT ngày 30/8/2010
của Khoa trưởng Khoa Luật, Đại học Huế)
 

 

Chương I

       NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

            Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

            1. Quy chế này quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Khoa Luật, Đại học Huế, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và công nhận tốt nghiệp.

            2. Quy chế này được áp dụng cho sinh viên hệ chính quy trình độ đại học tại Khoa Luật, Đại học Huế.

 

            Điều 2. Mục tiêu của chương trình giáo dục đại học ngành Luật

            1. Mục tiêu của chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) ngành Luật nhằm đào tạo nguồn nhân lực ngành Luật ở trình độ đại học có lập trường chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về pháp luật; và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

            2. Chương trình đào tạo ngành Luật của Khoa Luật, Đại học Huế được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó thể hiện: chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề nghiệp; khối lượng kiến thức toàn khóa học, thời gian đào tạo, quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp; thang điểm học phần và cách thức đánh giá kết quả học tập của từng học phần.

            3. Nội dung chương trình đào tạo ngành Luật được cấu trúc từ các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

            - Khối kiến thức giáo dục đại cương (gồm các học phần thuộc các lĩnh vực khoa học chính trị, xã hội, nhân văn, tự nhiên, pháp lý) nhằm trang bị cho sinh viên nền học vấn có thế giới quan và nhân sinh quan khoa học; hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người; nắm vững phương pháp tư duy khoa học; biết trân trọng các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại; có đạo đức, nhận thức đúng đắn trách nhiệm công dân; có năng lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

            - Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm trang bị cho sinh viên nền tảng lý luận và kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật.

            4. Tổng số tín chỉ tối đa quy định cho chương trình đào tạo ngành Luật là 131 tín chỉ.

 

            Điều 3. Học phần và Tín chỉ

            1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Một học phần có khối lượng từ 02 (hai) đến 04 (bốn) tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn, phân bố đều trong 01 (một) học kỳ và được Phòng Đào tạo - CTSV ký hiệu bằng 01 (một) mã số riêng gọi là mã số học phần.

            2. Các loại học phần:

            a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy. Khối lượng các học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo chiếm tối đa 90% (chín mươi phần trăm) tổng khối lượng kiến thức toàn khoá học.

            b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết. Sinh viên tự chọn các học phần có trong kế hoạch giảng dạy được Phòng Đào tạo - CTSV công bố vào đầu học kỳ trên cơ sở tư vấn, hướng dẫn của cố vấn học tập nhằm đảm bảo đến cuối khóa học sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định của từng chương trình đào tạo. Khối lượng các học phần tự chọn trong chương trình đào tạo chiếm tối thiểu 10% (mười phần trăm) tổng khối lượng kiến thức toàn khoá học.

            c) Học phần tiên quyết là học phần bắt buộc sinh viên phải học trước và thi đạt thì mới được đăng ký học tiếp sang học phần khác.

            d) Học phần trước là học phần bắt buộc sinh viên phải học trước (có thể thi chưa đạt) thì mới được đăng ký học tiếp sang học phần khác.

            e) Học phần điều kiện là học phần không tính vào điểm trung bình chung tích lũy, nhưng sinh viên phải học và thi đạt yêu cầu thì mới được Khoa cấp bằng tốt nghiệp, gồm: giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất .v.v... .

            3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Sinh viên chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập trên cơ sở tư vấn của cố vấn học tập, nhằm tích luỹ từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân để được cấp bằng tốt nghiệp.

 

....

(Xem ở file đính kèm) 

Tải file

Các bài khác