Quy định về thể lệ viết và gửi bài cho Hội thảo quốc tế

THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI CHO HỘI THẢO QUỐC TẾ

          1. Nội dung bài viết

          1.1.  Bài viết gửi tới hội thảo quốc tế các bài nghiên cứu khoa học pháp lý có nội dung mới, công bố kết quả nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, trao đổi khoa học, bình luận, phản biện về những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc chủ đề của hội thảo.

          1.2. Bài gửi hội thảo chưa được gửi đăng trên các báo, tạp chí khác. Tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả của bài viết và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung khoa học, cũng như các thông tin, tư liệu, số liệu, hình ảnh minh họa… trong bài viết.

          2. Hình thức trình bày bài viết

          2.1.  Bài viết (bản tóm tắt và bản toàn văn) ghi rõ tên tác giả, địa chỉ làm việc (nếu có), chức danh khoa học, chức vụ, địa chỉ nhà, số điện thoại và hòm thư điện tử của tác giả để thuận tiện cho Tạp chí liên lạc khi trao đổi thông tin.

          2.2. Đối với bản tóm tắt

          Bài viết cô đọng, đánh máy sạch sẽ, không dài quá 1trang đánh máy, trong đó nêu rõ nội dung chính của bài viết.

          2.3. Bài viết cô đọng, đánh máy sạch sẽ, không dài quá 10 trang đánh máy, trong trường hợp đặc biệt, Ban biên tập sẽ xem xét riêng. Tác giả gửi bài viết cho Ban biên tập bao gồm 1 bản điện tử (bắt buộc) và 1 bản in (nếu có). Bài viết phải kèm theo các thông tin:

          - Tên bài viết;

          - Họ và tên tác giả;

          - Tóm tắt bài viết từ 5 đến 7 dòng (bằng tiếng Việt và có thêm bản dịch tiếng Pháp) nêu bật những nội dung chính, đóng góp mới của bài viết. Dưới mục tóm tắt tiếng Việt và tiếng Pháp có “Từ khóa”. Từ khóa cần cụ thể, liệt kê 3 - 5 từ hoặc cụm từ;

          - Nội dung bài viết;

          - Tài liệu tham khảo.

          2.4. Bài viết được soạn trên Microsoft Word, định dạng khổ giấy A4, lề trên và lề dưới 2 cm, lề phải và lề trái 2,5 cm, phông chữ Times New Roman, cở chữ 13, dãn dòng 1,5 lines, số trang ở giữa bên dưới.

          2.5. Phần tài liệu tham khảo viết bằng tiếng của nước xuất bản tài liệu đó, không quá 10 tài liệu và được trình bày như sau:

          - Xếp theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt đầu tiên, rồi đến các ngôn ngữ khác (Anh, Nga…).

          - Xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC

          + Tác giả người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ

          + Tác giả người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên

          + Tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban hành như tác giả và xếp theo chữ đầu của cơ quan đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam xếp theo chữ Đ)

          - Đánh số thứ tự liên tục cho toàn bộ tài liệu tham khảo mọi thứ tiếng

          - Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là sách:

          STT, Tên tác giả (năm công bố), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.

Mẫu: Nguyễn Văn A (2002), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

          - Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là bài viết trong tạp chí hay sách:

Tên tác giả (năm công bố), tên bài viết, tên tạp chí, tập, số, các số trang đầu và cuối của bài viết

Mẫu: Nguyễn Văn A (2012), Về Chiến lược phát triển Học viện Khoa học xã hội, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 1, tr. 5-17

          - Đối với tài liệu online, ghi tên tác giả, tên bài, website  và đường link, ngày cập nhật.

          3. Ban biên tập có quyền quyết định bài nào được đăng và không được đăng. Các bài không được đăng sẽ không gửi lại cho tác giả.

          * Lưu ý: Tác giả gửi bài cần phải kiểm tra để đảm bảo bài báo của mình tuân thủ các quy định trên. Bài báo có thể bị trả lại cho tác giả nếu không theo những hướng dẫn này.

Đính kèm:
Các bài khác