Những bất cập về thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng

Luật Công chứng được ban hành đã có sự tách bạch giữa công chứng và chứng thực, theo đó thẩm quyền công chứng thuộc thẩm quyền của tổ chức hành nghề công chứng, còn chứng thực được thược hiện tại yur ban nhân dân theo Nghị định 79 của chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiều văn luật còn mâu thuẫn với nhau dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch. Có những trường hợp các bên xác lập giao dịch, hợp đồng không có công chứng , chứng thực dẫn đến hậu quả hợp đồng bị vô hiệu, tranh chấp kéo dài. Do vậy, cần hoàn thiện các quy định về công chứng hợp đồng liên quan đến bất động sản.

Những bất cập liên quan đến các các đối tượng là bất động sản của người phải thi hành án.

Đặt vấn đề: Trường hợp bà Phạm Thị Hải Hường, ngụ tại quận 10 (TP. Hồ Chí Minh) lỡ mua phải căn nhà của người phải thi hành án của bà C, tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong thời gian thông báo tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án đã bán nhà (hoặc tài sản cho người khác) và hoàn tất thủ tục, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 336 ngày 10-12-2010). Đây là trường hợp có thể xảy ra nhiều trong thực tiễn, nếu không có quy định thống nhất thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua.