Giới thiệu Khoa Luật Hình sự

I. Thông tin đơn vị

  • Tên đơn vị: KHOA LUẬT HÌNH  SỰ
  • Địa chỉ: Tòa nhà A - Trường Đại học Luật, Đại học Huế, đường Võ Văn Kiệt, TP Huế
  • Điện thoại:
  • Email:                  khoaluathinhsu@hul.edu.vn

II. Giới thiệu chung về Khoa Luật Hình sự

       Khoa Luật hình sự được thành lập vào tháng 4 năm 2015- tiền thân là Bộ môn Luật Hình sự trực thuộc Khoa luật- Đại học Huế (thành lập từ năm 2000). Tính đến tháng 5/2015 đến nay Khoa Luật hình sự có 11 giảng viên (trong đó có 03 tiến sĩ, 05 thạc sĩ, 01 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh và 02 giảng viên đang học cao học); số giảng viên có chuyên môn công nhận Giảng viên chính là 03 người.        

 III. Cơ cấu tổ chức

1. Ban chủ nhiệm khoa

a.Trưởng Khoa (kiêm Trưởng Bộ môn Luật tố tụng hình sự):

  • Họ và tên: Nguyễn Ngọc Kiện
  • Năm sinh: 1978
  • Học hàm/học vị: Tiến Sĩ
  • Lĩnh vực nghiên cứu: Luật Tố tụng Hình sự
  • Điện thoại: 0919100064; 0971634545
  • Email:kiennn@hul.edu.vn; kienjustice@yahoo.com

 

b. Phó Trưởng Khoa


 

  • Họ và tên: Hà Lệ Thuỷ
  • Năm sinh: 1980
  • Học hàm/học vị: Tiến Sĩ
  • Lĩnh vực nghiên cứu: Luật Hình sự
  • Điện thoại: 0914125335
  • Email: thuyhl@hul.edu.vn

2. Trưởng Bộ môn Luật hình sự

  • Họ và tên: Nguyễn Thị Bình
  • Năm sinh: 1987
  • Học hàm/học vị: Tiến sĩ
  • Lĩnh vực nghiên cứu: Luật hình sự
  • Điện thoại:
  • Email: binhnt@hul.edu.vn

3. Trợ lý Khoa

             + Trợ lý NCKH: Nguyễn Thị Lan Anh

             + Trợ lý Tổ chức - Đảm bảo chất lượng: Lữ Vũ Lực

             + Trợ lý Đào tạo- Công tác sinh viên: Lê Thị Khánh Linh

4. Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa:

            - ThS. GVC Nguyễn Thị Xuân- Chủ tịch Hội đồng

            - TS. GVC. Nguyễn Ngọc Kiện- Phó Chủ tịch Hội đồng

            - TS. GVC Hà Lệ Thủy-  Ủy viên Thư ký

            - ThS. Hoàng Đình Thanh- Ủy viên

            - Thẩm phán Đặng Văn Quý- Ủy viên (Phó Chánh án Tòa án Quân sự Khu vực 4).

5. Lãnh đạo công tác Đảng- Đoàn thể:

           + Bí thư Chi bộ: đ/c Nguyễn Thị Xuân

           + Phó Bí thư Chi bộ: đ/c Nguyễn Ngọc Kiện

           + Bí thư Liên Chi đoàn Khoa: đ/c Dương Thị Cẩm Nhung

           + Chủ tịch Công đoàn Khoa: đ/c Trần Văn Hải

           + Phó Chủ tịch Công đoàn Khoa: đ/c Nguyễn Thị Bình

           + Chủ tịch Hội sinh viên: đ/c Nguyễn Thị Lan Anh

IV. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của Khoa luật Hình sự

           Khoa Luật Hình sự không chỉ đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật hình sự mà còn trang bị những kiến thức cơ bản về xã hội, chú trọng gắn với thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết án hình sự; giúp các em sinh viên hứng thú học bài, nghiên cứu khoa học; đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, phục vụ nguồn nhân lực tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, thanh tra, cơ quan thi hành án và một số cơ quan hoạt động nghề nghiệp khác như văn phòng luật sư, văn phòng tư vấn pháp luật, hoặc ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp khác.

             Để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo Khoa chú trọng đến đổi mới phương pháp giảng dạy, coi trọng kỹ năng đào tạo, giảng dạy, tập trung đào tạo theo tín chỉ; việc biên soạn giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy. Cán bộ viên chức chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “lấy người học làm trung tâm”giúp sinh viên tự nghiên cứu có sự giúp đỡ của giảng viên; gắn lý thuyết với thực hành, thuyết giảng với liên hệ thực tiễn phong phú, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp.

            Khoa Luật hình sự không chỉ thu hút sinh viên, học viên bởi các môn học sinh động, mà còn có đội ngũ giảng viên vững về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, tận tình hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Khoa xác định hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, sẽ được duy trì thường xuyên dưới nhiều hình thức đa dạng như công bố các bài báo khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, soạn bài giảng và tài liệu học tập, viết các giáo trình, tổ chức toạ đàm, hội thảo .v.v.

 VI. Chuẩn đầu ra của chuyên ngành luật hình sự

            Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tình hình hiện nay và quá trình đổi mới phương pháp giáo dục và cải cách tư pháp nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ. Do vậy trong công tác đào tạo chuyên ngành pháp luật hình sự, Khoa xác định các nội dung chuẩn đầu ra đối với người học như sau: 

            - Về kiến thức và năng lực chuyên môn: Người học phải có kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự, các vấn đề chung về tội phạm; hiểu được chính sách hình sự và hình phạt của Nhà nước, về vấn đề bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự .v.v. và về thủ tục tố tụng giải quyết một vụ án hình sự cụ thể. Người học không những vững về kiến thức pháp lý hình sự mà còn có kiến thức cần thiết về xã hội.

           - Về kỹ năng: Người học có những kỹ năng cần thiết trong hoạt động thực tiễn tố tụng như định tội danh, tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, tham gia phiên toà tranh tụng. Có khả năng so sánh luật, tra cứu, bình luận án, và có khả năng thực hiện hoặc tham mưu các biện pháp, chính sách phòng ngừa, xử lý tội phạm .v.v. Người học được trang bị khả năng lý luận và thực hành, để sau khi tốt nghiệp làm việc có hiệu quả ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức hành nghề luật và doanh nghiệp.

           - Về thái độ và đạo đức: Đồng thời với việc trang bị kiến thức cơ bản về chuyên môn pháp lý, thì người học còn phải được giáo dục về phẩm chất đạo đức tốt của con người mới trong xã hội, và phẩm chất đạo đức cách mạng, về giá trị nhân văn của nhân loại. Có thái độ tích cực trong việc xây dựng cộng đồng, giúp đỡ người yếu thế trong xã hội. Có tinh thần thượng tôn pháp luật và bảo vệ pháp chế Nhà nước./.

 VII. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Các học phần đào tạo bắt buộc

2. Các học phần tự chọn

VIII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐÃ THỰC HIỆN

1. Giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy

STT

Tên sách

Nhà xuất bản

Tác giả

1

Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam

 

NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,

năm 2010.

 

Nguyễn Ngọc Kiện / thành viên

2

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

 

NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2017

 

Nguyễn Ngọc Kiện / chủ biên

3

Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam

 

NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2020

 

Nguyễn Ngọc Kiện / chủ biên

4

Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam

 

NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2021

 

Nguyễn Ngọc Kiện / chủ biên

5

Hướng dẫn pháp lý về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam

 

Nxb Đại học Huế năm 2021

 

Nguyễn Ngọc Kiện / chủ biên

6

Bình luận chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 2015 (Phần chung)

 

NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2020

 

Nguyễn Ngọc Kiện / thành viên

7

Tập bài giảng Luật Tố tụng Hình sự 

 

NXB Đại học Huế, năm 2015

 

Nguyễn Ngọc Kiện / chủ biên

8

Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam

 

NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2020

 

Nguyễn Ngọc Kiện / chủ biên

9

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)

 

NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2020

 

Nguyễn Ngọc Kiện / chủ biên

10

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung

 

NXB Đại học Huế, năm 2009

 

Nguyễn Thị Xuân/ chủ biên

11

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm cụ thể

 

NXB Đại học Huế, năm 2009

 

Nguyễn Thị Xuân/ chủ biên

12

Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hình sự

 

NXB Đại Học Huế, năm 2019/ tài liệu học tập

Trần Văn Hải/ chủ biên

13

Bình luận chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 2015 (Phần chung)

 

NXB Tư pháp, năm 2020

 

Trần Văn Hải/ thành viên


 

2. Đề tài các cấp

STT

Tên đề tài

Năm

Đề tài cấp

Giảng viên/trách nhiệm tham gia trong đề tài

1

Giải pháp hạn chế lạm dụng việc trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở miền Trung

 

2018

Cấp Đại học Huế

 

Nguyễn Ngọc Kiện/ Chủ nhiệm

 

2

Bộ tình huống điển hình và áp dụng giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng hình sự tại Trường Đại học luật, Đại học Huế

 

2019

 

Đề tài cấp trường

Dương Thị Cẩm Nhung/ chủ trì

 

3

Bảo đảm quyền con người khi áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015

 

2019-2021

 

Cấp Bộ

 

Nguyễn Ngọc Kiện/ Chủ nhiệm

 

4

Nghiên cứu tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên trên địa bàn thành phố Huế

 

2915

Đề tài cấp trường

Lê Thị Khánh Linh/chủ nhiệm

5

" Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1998 đến năm 2003".

 

2005

Đề tài cấp Bộ

 

Nguyễn Thị Xuân/ chủ nhiệm

6

Hành vi tẩy rửa tiền và tội hợp pháp hóa tiền, tài sản trong luật hình sự Việt Nam

 

2007

Đề tài cấp trường

 

Hà Lệ Thuỷ/ chủ nhiệm

7

Xây dựng bộ tình huống điển hình và áp dụng giảng dạy thử nghiệm học phần Luật hình sự tại trường Đại học Luật – Đại học Huế

 

2017-2018

 

Đề tài cấp trường

 

Trần Văn Hải/ chủ nhiệm

8

Các biện pháp tư pháp và giám sát, giáo dục theo pháp luật hình sự Việt Nam qua thực tiễn thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Hu

 

2020

Đề tài cấp Đại học Huế

 

Hà Lệ Thuỷ/ chủ nhiệm

9

Thực tiễn về tranh tụng trong phiên tòa hình sự ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2010 và kiến nghị giải pháp.

 

2011

Đề tài cấp trường

 

Hoàng Thị Huyền Trang/ chủ nhiệm

10

Các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam

 

2020-2021

 

Đề tài cấp Đại học Huế

 

Trần Văn Hải/ chủ nhiệm

11

Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở việt Nam qua thực tiễn tài Thừa Thiện Huế từ năm 2009 đến năm 2013

 

2012 - 2013

 

Đề tài cấp trường

 

Nguyễn Thị Bình/ chủ nhiệm

12

“Nghiên cứu các tội xâm hại tình dục trẻ em ở một số nước trên thế giới nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam”

 

2018-2019

 

Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở - Đại học Huế

 

Nguyễn Thị Bình/ chủ nhiệm

13

Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp". 

 

2012

Đề tài cấp Trường

 

Hoàng Đình Thanh/ chủ nhiệm

 

3. Bài báo khoa học, sách chuyên khảo, sách tham khảo chuyên ngành luật

3.1. Bài báo quốc tế (Số lượng: 03 bài).

3.2. Bài báo trong nước (Số lượng:     bài).       

3.3. Sách chuyên khảo: 03 cuốn

3.4. Sách tham khảo: 01 cuốn